THI CÔNG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG

Kính chào quý khách hàng và đối tác đã đến với website Điện Nam Trung
Hotline: 0911073636

THI CÔNG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG CÔNG CỘNG

Ngày đăng: 15/05/2023 02:14 PM

    Các tiêu chuẩn về thiết kế và thi công hệ thống chiếu sáng

    • Tiêu chuẩn thiết kế: TCXDVN 333:2005, TCXDVN 259-2001 cho các công trình công cộng, hạ tầng đô thị
    • Tiêu chuẩn kỹ thuật: QCVN: QTĐ-7:2008/BCT
    • Tiêu chuẩn trang thiết bị: 11-TCN-18-2006 đến 11-TCN-21-2006
    • Tiêu chuẩn an toàn: TCVN 4756-1989

    Quy trình thi công hệ thống chiếu sáng cao áp

    Quy trình thi công hệ thống chiếu sáng cao áp sẽ bao gồm các việc như sau:

    Quy trình thi công hệ thống chiếu sáng cao áp
    Quy trình thi công hệ thống chiếu sáng cao áp

    1. Đào hào cáp ngầm

    Việc đào rãnh cáp có thể được sử dụng bằng máy móc hay thủ công, khi đòa rãnh cáp nên tránh ảnh hưởng đến giao thông gây mất an toàn , công tác đào ránh cáp gồm những việc sau:
    – Xác định vị trí kích rãnh cần đào
    – Xác định độ sâu của các công trình ngầm khác
    – Xác đinh tính chất của nền đất nơi đào cáp

    2. Kéo dải cấp ngầm cấp nguồn chiếu sáng

    Trước khi tiến hành rải cấp ngầm ta tiến hành kiểm tra quy cách và số lương và chất lượng cáp theo thiết kế , tiến hành rải vật liêu tại từng vị trí thi công công chiếu sáng, vật tư chuẩn bị bao gồm ống hdpe, Cáp ngầm, băng báo cáp,bê tông

    Cáp ngầm được lồng vào ống HDPE được đặt vào rãnh cáp ngầm chờ sẵn, ta tiến hành rải lớp cát lên trên ống hdpe sau đó đặt băng báo cấp ngầm và dải trên cùng một lớp đất hoặc bê tông tùy thuộc vào từng công trình.

    3. Đặt cọc tiếp địa và móng chiếu sáng

    Trên hố móng đã được đào sẵn ta bố trí định hình khung móng chiếu sáng với cao độ đã được định trước, tiến hành đổ bê tông định hình khung móng, cọc tiếp địa được bố trí thi công song song với khung móng.

    4. Lắp dựng trụ đèn chiếu sáng

    – Trụ đèn chiếu sáng được kiểm tra quy cách chất lượng và thông số thiết kế theo hồ sơ, trụ được đánh số thứ tự và vận chuyển đền từng vị trí đã có khung móng chờ, ta tiến hành lắp đặt trụ chiếu sáng

    – Dùng cẩu chuyên dụng để lắp đặt trụ đèn, trụ và khung móng được gia cố bằng bulon M20, M24.

    5. Lắp đặt chóa đèn và đèn chiếu sáng

    – Sau khi lắp dựng trụ công tác tiếp theo là ta lắp đựng chóa đèn chiếu sáng, chóa đèn trước khi đước lắp đặt ta bố trí kiểm tra chất lượng đèn bao gồm: quy cách, nsx, thử sáng

    – Chóa đèn được lắp thông qua việc sử đụng cẩu tự hành có lồng cho công nhân đứng thao tác lắp đặt.

    6. Đấu nối bảng điện của cột

    – Bảng điện cửa cột sẽ được lắp vào bên trong thân cột tại vị trí đã được bố trí sẵn và được lắp ngay ngắn, chắc chắn đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành sau này.

    – Dây lên đèn và nguồn cấp điện được đấu nối với nhau qua bảng điện cửa cột, atomat được bố trí trên bảng điện.

    7. Đấu nối nguồi điện với tủ điện chiếu sáng

    Sau khi lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống điện chiếu sáng. Phải hoàn trả mặt bằng theo hiện trạng ban đầu, đúng theo quy phạm ngành giao thông.

    Sau khi công tác thi công hoàn thiện Nhà thầu tiến hành nghiệm thu hoàn tất các thủ tục với Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát, và đăng ký với

    Điện lực địa phương, các cơ quan liên quan tổ chức nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng.

    Phương pháp thiết kế hệ thống chiếu sáng

    Tủ điều khiển: Cần cung cấp nguồn điện 500V/100A để cung cấp nguồn điện cho toàn bộ hệ thống chiếu sáng. Tùy thuộc vào số lượng đèn mà lắp tủ có nguồn điện phù hợp, tránh lãng phí. Có thể thay thế các tủ điện có nguồn điện  như: 50A, 75A, 100A.

    Nguồn điện cấp cho tủ điều khiển chiếu sáng được lấy từ trạm actomat của trạm điện. Sử dụng cáp ngầm để dẫn điện, sử dụng loại: Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC 3×16+1x10mm2

    Các đường dây dẫn điện được sử dụng hệ thống cấp điện 3 pha 4 dây có nối đất trung tính.

    Hệ thống chiếu sáng cao áp được chia làm 3 tuyến, mỗi tuyến được cấp cho một hệ thống chiếu sáng riêng biệt.

    Toàn bộ dây lên đèn chiếu sáng đều phải sử dụng loại cáp đồng Cu/PVC/PVC 0,6-1 kV có tiết diện 2×2,5 mm2.

    Biện pháp thi công và lưu ý khi thi công hệ thống chiếu sáng

    Biện pháp thi công và lưu ý khi thi công hệ thống chiếu sáng bạn có thể tham khảo thêm bao gồm:

    Biện pháp thi công và lưu ý khi thi công hệ thống chiếu sáng
    Biện pháp thi công và lưu ý khi thi công hệ thống chiếu sáng

    1. Vận chuyển

    – Chuẩn bị phương tiện, thiết bị, vật tư chiếu sáng và các thiết bị khác đến vị trí tập kết xây dựng.

    – Quá trình vận chuyển không làm hỏng, bẹp các thiết bị như cột, đèn chiếu sáng và không làm xước, đứt dây cáp cấp điện.

    2. Đào hố móng

    – Đào hố móng đúng vị trí xác định trên mặt bằng, đào đúng kích thước, độ sâu, bề rộng theo thiết kế. Chú ý kiểm tra các công trình ngầm nếu có để tránh làm hư hỏng.

    – Dọn sạch đất thừa, làm phẳng đáy mỏng và đầm kỹ.

    3. Công tác bê tông

    – Bê tông móng cột, móng tủ được đổ tại chỗ bao gồm xi măng, cát vàng, đá, nước.

    – Đổ bê tông đúng khối lượng theo thiết kế với từng loại móng đạt đến cốt mặt quy định, để bê tông đông cứng đủ 72 tiếng trở lên mới được lắp đặt các thiết bị khác lên trên.

    4. Dựng cột, lắp chùm

    – Dựng cột bằng máy kết hợp với thủ công trên khung móng đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, đúng phương pháp lắp dựng.

    – Kiểm tra độ thẳng đứng của cột đèn. Yên cầu cột không nghiêng, không lệch.

    – Chùm đèn được lắp khớp vào thân cột đảm bảo không bị xoay, bị nghiêng khi có lực khác tác động vào, đúng hướng.

    5. Lắp đèn

    – Sử dụng máy thi công lắp đặt đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, bộ điện và các thiết bị khác lên cột đèn, siết chặt các bu lông hãm vào cần đèn, thiết bị gá lắp.

    – Bảo đảm đèn không bị xoay, quay hướng khi có lực khác tác động lên.

    6. Rải cáp ngầm, dây tiếp địa

    – Cáp ngầm được chôn trực tiếp trong đất đặt dưới rãnh cáp. Chú ý tránh đứt, xước cáp. Không được cắt cáp, đấu nối cáp giữa hai khoảng cột.

    – Lấp đất rãnh cáp bằng cát đen theo đúng khối lượng và độ chặt yêu cầu. Đầm chặt và hoàn trả mặt bằng theo hiện trạng.

    – Đầu nối đầu cáp vào cửa cột, luồn dây lên đèn. Lưu ý không làm xước cáp tránh chạm chập khi vận hành.

    7. Lắp đặt tiếp địa

    – Mỗi vị trí cuối cột thép bố trí 1 bộ tiếp địa. Tại các vị trí có tiếp địa lặp lại phải đóng đủ số cọc theo thiết kế.

    – Cọc tiếp địa được chôn sâu dưới đất theo thiết kế.

    – Hàn nối cọc tiếp địa với dây thép tròn (hoặc thép dẹt) phải đảm bảo chiều dài mối hàn, mối hàn ngấu, chắc, không có sỉ hàn (nếu lắp ghép bằng bulông thì phải dùng bulông M

    Hotline Zalo Messenger Bản đồ